Theo các chuyên gia ẩm thực, gia vị để chế biến món ăn Việt rất phong phú, gồm húng thơm, tía tô, kinh giới, hành, thìa là, mùi tàu… Ớt, hạt tiêu, sả, hẹ, tỏi, gừng, chanh quả hoặc lá non; gia vị lên men như mẻ, mắm tôm, bỗng rượu, dấm thanh hoặc kẹo đắng, nước cốt dừa cũng là chất xúc tác làm nên vô số món ăn đặc trưng của người Việt.
Hành tím, tỏi cần thiết với các món thịt và rau xanh. Khi dùng, đầu bếp sẽ thái hành ra từng lát mỏng, còn tỏi phải giã hoặc đập dập dùng tẩm ướp nguyên liệu trong giai đoạn sơ chế hoặc xào nấu. Hành lá khiến món ăn dậy mùi. Riềng và sả giúp giò heo ngon, thịt hon bắt mắt, kích thích vị giác.
Các món từ đặc sản đến bình dân, truyền thống hay hiện đại của người Việt không thể thiếu gia vị đi kèm. Nghệ thuật sử dụng gia vị còn tạo nét chấm phá ấn tượng trong văn hóa ẩm thực vùng miền.
Chẳng hạn, với người miền Nam, thưởng thức món ngon dân dã mà không có chút tiêu xanh để xuýt xoa hoặc trái ớt hiểm làm tê tê đầu lưỡi thì bữa tiệc không còn ý nghĩa. Nấu canh bí đao hoặc canh cải mà thiếu tiêu, hành sẽ chẳng có vị ngon ngọt cùng mùi hương quyến rũ. Ở miền Bắc thường dùng lá tía tô hoặc thì là, còn miền Trung chuộng hẹ lá nhỏ để giúp món canh thêm đậm đà.
Sự tinh tế trong việc kết hợp gia vị của người miền Nam còn thể hiện qua nhiều món ăn lạ lẫm và kỳ thú. Điển hình như con đuông dừa ngâm trong nước mắm, sau đó đem nướng ăn với rau rừng; con còng lột chiên chấm muối tiêu chanh; dế cơm dồn đậu phộng chiên giòn; hay cua biển rang muối tiêu; cá kèo nướng sả ớt; món cá trê chiên hấp dẫn với chén gừng cay.
Hầu hết món ăn Bắc đều có vị đậm đà vừa phải, có thể thêm gia vị theo nhu cầu mỗi người ăn, làm vừa lòng những ai vốn khó tính nhất. Đồ ăn Bắc không nhiều dầu mỡ, không dùng gia vị quá mạnh, chẳng đa vị như miền Trung nên thường nổi tiếng với các món bún, phở, miến nhẹ nhàng tao nhã. Món ăn của người miền Trung lại có gia vị đậm đà, cay nồng ấn tượng.
Với người miền Bắc, hè đến cũng là lúc những quả sấu cho thu hoạch, gợi nhớ tới món vịt om sấu đặc trưng. Vị béo ngậy, dai dai của vịt cộng thêm dư âm chua chua của sấu sẽ khiến bạn mê mẩn ngay từ lần đầu tiên thưởng thức.
Ở miền Nam, vào khoảng tháng 9 hàng năm là mùa của bông điên điển. Thịt cá linh ngọt bùi, với vị chua nhẹ, thơm giòn của bông điên điển chấm nước mắm mặn pha ớt… khiến những ai từng ăn món này đều nhớ mãi không phai.
Canh cá chua là món ăn đặc trưng của ẩm thực Việt Nam.
Các món ăn kết hợp thức chấm hiện nay còn là kết quả của một quá trình mày mò, sáng tạo thích ứng với môi trường, thời tiết, thể hiện rõ bản sắc ẩm thực từng vùng. Người Bắc khi ăn thịt gà thường trộn lá chanh, ốc hấp lá gừng, thịt luộc chấm nước mắm. Tuy nhiên, miền Nam khi dùng món gà luộc lại trộn rau răm, ốc hấp lá sả, thịt luộc chấm mắm nêm…
Sự kết hợp gia vị còn thể hiện qua món canh chua của 3 miền với những hương vị đặc trưng riêng. Nếu như món canh chua của người miền Bắc có vị chua thanh của mẻ, trái sấu và mùi thơm thì là; miền Trung có vị chát của khế, cay của rớt, mùi thơm của hến; miền Nam lại có vị chua, ngọt của cá và các nguyên liệu như me hòa quyện vào nhau.
Cách kho cá cũng thế, mỗi vùng miền lại nêm những vị riêng. Miền Bắc có vị nhạt, miền Trung thì nồi cá kho có vị mặn, còn món cá kho của người miền Nam có thêm chút đường để tạo vị ngọt mặn đậm đà.
Việc sử dụng gia vị đúng cách, đúng lúc và liều lượng sẽ góp phần làm tăng thêm hương vị đậm đà trong từng món ăn ở mỗi vùng miền. Tuy nhiên, các chuyên gia ẩm thực khuyên, người đầu bếp cần nắm tính chất các loại gia vị và cách thức sử dụng. Loại gia vị nào phù hợp với nguyên liệu, thức ăn nào mới phát huy được vai trò của gia vị trong việc chế biến.
Nét tinh túy trong ẩm thực Việt còn hiện diện trong sản phẩm chế biến sẵn. Bằng niềm đam mê và sự am hiểu về ẩm thực, các chuyên gia tại Uniben đã không ngừng nghiên cứu phát triển sản phẩm theo hướng tìm tòi chắt lọc từng nét đặc trưng nhất của nhiều món ăn truyền thống, món ngon từ khắp ba miền. Tất cả sẽ được ứng dụng vào những sản phẩm, mang đến món ăn thơm ngon, đậm đà hương vị Việt.
Tại Uniben, mỗi loại rau làm gia vị trong món mì 3 Miền đều chọn mua từ các vùng nguyên liệu nổi tiếng khác nhau. Yếu tố khí hậu, thổ nhưỡng, cũng như quá trình chọn lọc giống lâu đời đã làm nên hương vị đặc trưng không lẫn vào đâu được của tỏi Lý Sơn, húng Đà Nẵng, tiêu Phú Quốc… Mỗi loại gia vị được các chuyên gia lưu ý riêng về thời điểm, cách thu hoạch để đem lại hiệu quả tốt nhất về mùi vị.
Kế thừa và phát huy những nét tinh túy trong ẩm thực Việt đã giúp mì 3 Miền liên tục tăng trưởng trong 3 năm qua và hiện chiếm giữ 27% thị phần mì gói Việt, theo Báo cáo thị trường tiêu dùng Việt Nam trong quý III của công ty tư vấn – nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới Kantar Worldpanel.
Rau thơm, rau ngổ, hành lá, húng, tỏi, ớt, tiêu, cà rốt… sau khi tuyển chọn kỹ sẽ vào dây chuyền tự động. Tại đây, mỗi loại nguyên liệu được rửa sạch, sấy khô, cắt hoặc nghiền, xay và sau đó đi qua lưới sàng lọc.
Những gia vị này tiếp tục được định lượng, chế biến, phối trộn theo công thức riêng, rồi đi vào máy tự động để đóng thành gói, kết hợp với vắt mì.
Theo chị An Nam (Vĩnh Long), mỗi loại mì 3 Miền đều có vị ngon, lạ, gợi lại những món ăn quen thuộc và ấn tượng từ sâu trong ký ức.
Đại diện R&D của Uniben cho biết, chính sự kết hợp cân bằng giữa các thành phần mùi vị, rau củ, thịt… cùng việc sản xuất theo quy trình chặt chẽ từ khâu nguyên liệu cho đến đóng gói, tạo nên món mì ngon miệng, không gây cảm giác ngán, mà gần gũi, thân thuộc với người Việt.
Hưng Thịnh