Tại sao cơ thể cần sắt để hoạt động, và bạn nên ăn sắt như thế nào?

Ngày đăng: 02/06/2020 Chia sẽ bởi: hang thuy Chuyên mục: Cẩm Nang Lượt xem: 240 lượt
Sắt cũng quan trọng như năng lượng
Đôi khi bạn cảm thấy tuần làm việc của mình bỗng dưng trở nên mệt mỏi. Nhưng bạn chắc chắn rằng mình đã nạp đủ năng lượng và thậm chí đã uống cả cà phê rồi. Vậy nguyên nhân đến từ đâu?

Nếu sự mệt mỏi của bạn còn đi kèm với cảm giác yếu ớt, bồn chồn hoặc khó tập trung, rất có thể bạn đang bị thiếu sắt.

 Nếu có các triệu chứng này, rất có thể bạn đang bị thiếu sắt

Nếu có các triệu chứng này, rất có thể bạn đang bị thiếu sắt

Tại sao lại là sắt?

Sắt cũng quan trọng như năng lượng. Công việc chính của sắt trong cơ thể là giúp mang oxy từ phổi đến mọi tế bào. Khi bạn không có đủ oxy vào tế bào, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức.

Đối với não bộ, nồng độ oxy ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả nhận thức. Nếu não không có đủ oxy, bạn chắc chắn không thể suy nghĩ minh mẫn. Trên thực tế, bộ não sử dụng tới 20% tổng lượng oxy trong cơ thể. Do đó, nhiệm vụ giao vận oxy của sắt cũng rất quan trọng.

Đối với cơ bắp, không đủ sắt cũng làm thiếu hụt oxy khiến bạn không thể đạt được hiệu suất vận động tối đa. Hệ thống miễn dịch trong cơ thể cũng đòi hỏi sắt. Nếu bạn thường xuyên bị cảm lạnh, cũng có thể là do thiếu sắt

Với tiêu hóa, sắt là một phần không thể thiếu trong nhiều chức năng của enzyme, giúp chúng ta tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng khác. Rõ ràng, khi nạp protein, chất béo và carbohydrate từ bữa ăn, chúng ta có nhiều năng lượng hơn và khỏe mạnh hơn mà một phần cũng nhờ sắt.

Ngoài ra, ở giai đoạn đang trưởng thành, sắt còn giúp cân bằng các hooc-môn. Chất dinh dưỡng này cũng giúp điều hòa quá trình trao đổi chất giúp bạn có làn da, móng tay và mái tóc khỏe mạnh. Thiếu sắt có thể dẫn đến những vết thâm tím xuất hiện trên da.

Công việc chính của sắt trong cơ thể là giúp mang oxy từ phổi đến mọi tế bào

Những nguyên nhân dẫn đến thiếu sắt

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến thiếu sắt trong cơ thể. Thói quen tiêu thụ cà phê có thể là một nguyên nhân ít người ngờ tới. Sự thật là caffeine gây ra hiệu ứng ức chế hấp thụ sắt. Bởi vậy, dù cho bạn ăn nhiều thực phẩm chứa sắt nhưng vẫn có thể thiếu hụt chất dinh dưỡng này vì uống nhiều cà phê.

Một nguyên nhân khác gây ức chế hấp thụ sắt là rối loạn tiêu hóa. Tập thể dục quá mức có thể làm giảm hồng cầu gây hiệu ứng mệt mỏi tương tự như thiếu sắt.

Ngoài ra, phụ nữ cần sắt nhiều hơn nam giới, bởi phụ nữ cũng mất một lượng máu trong mỗi kỳ kinh nguyệt. Những người ăn chay cũng cần để ý đến sắt, bởi họ đã bỏ qua một nguồn sắt chính có trong các loại thịt.

Rất may, thực vật cũng có chứa sắt, chỉ có điều sắt có trong thực vật không bền và khó hấp thụ hơn sắt có trong thịt động vật. Các loại rau chứa nhiều sắt có thể kể đến như đậu, rau lá xanh và các loại hạt.

Cách tốt nhất để hấp thụ sắt từ thực vật là ăn chúng kết hợp với thực phẩm giàu vitamin C, chẳng hạn như cam và quýt. Lý do bởi vitamin C có tác dụng hỗ trợ hấp thụ sắt rất tuyệt vời. Bạn cũng có thể tham khảo 6 mẹo kết hợp thực phẩm để bổ sung sắt cho người ăn chay tại đây.

 Cách tốt nhất để hấp thụ sắt từ thực vật là ăn chúng kết hợp với thực phẩm giàu vitamin C

Cách tốt nhất để hấp thụ sắt từ thực vật là ăn chúng kết hợp với thực phẩm giàu vitamin C

Bạn nên ăn bao nhiêu sắt mỗi ngày?

Theo khuyến cáo của Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ, lượng sắt mà mọi người nên tiêu thụ hàng ngày theo từng đối tượng là:

● Trẻ em từ 4-8 tuổi: 10 mg. (Ở nhóm tuổi này, trẻ em đang lớn nhanh và cần nhiều chất sắt hơn cả nhóm trẻ lớn tuổi hơn).

● Trẻ em từ 9-13 tuổi: 8 mg.

● Trẻ em từ 14-19 tuổi: 11 mg.

● Các bé gái tuổi từ 14-19: 15 mg.

● Phụ nữ tuổi từ 19-50: 18 mg.

● Nam giới tuổi từ 19-50: 8 mg.

Một số loại thực phẩm giàu sắt bao gồm: Gan lợn, thịt bò, trứng gà, đậu đen, đậu trắng, đậu nành, rau muống, nấm hương… Nếu bạn thấy mình cần bổ sung thêm sắt từ thực phẩm chức năng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Thúy Hằng (tổng hợp)

 

 

 

Bài viết liên quan